0903 466 305

Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da là một danh từ khá chung để chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài rất thường gặp ở trẻ em.
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí
Bác sĩ Cường: 0903 466 305 (BS Chuyên khoa 2, Thầy thuốc ưu tú)
Địa chỉ: 280 Nguyên Trãi - Phường Tân Sơn - Thành phố Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt bệnh có thể tự khỏi, nhưng không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng và biến chứng khá nguy hiểm.

Viêm da nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm da nhiễm trùng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Các tổn thương như trầy xước sẽ gây nên vết thương sâu, da bị nhiễm trùng sâu bên trong. Còn các biểu hiện nông như xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, tróc da,…

Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như tay, chân, da đầu, mông,… Khi bạn nhận thấy bé có biểu hiện xấu trên da thì phải nhanh chóng điều trị để đảm bảo bé được bảo vệ tốt nhất, tránh những rủi ro nguy hiểm.

Viêm da trẻ sơ sinh

Chứng viêm da nhiễm trùng rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận đề phòng cho bé

Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh

Viêm da chỉ tỉnh trạng viêm của da, và có nhiều hơn một loại viêm da ở trẻ sơ sinh. Để có phương pháp phòng tránh cũng như điều trị thích hợp, cha – mẹ cần phân biệt được các loại viêm da cơ bản thưởng xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Viêm da mủ trẻ sơ sinh

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có cả trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mô hôi, tạo điều điều trị thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ nổi từng đám trên da, hay tái phát gây ra những tổn thương cho làn da của bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng

Các triệu chứng đặc trưng bao gồm da khô dễ kích ứng. Khi bệnh bùng phát da có triệu chứng ngứa nhẹ đến viêm đỏ ngứa dữ dội.

Trẻ viêm da dị ứng

Các bệnh viêm da có dấu hiệu khá rõ rệt, mẹ nhớ chú ý quan sát đề phòng

Mặc dù không có các phương pháp chữa trị nhưng chăm sóc da thường xuyên và kiên trì có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài giai đoạn bệnh không bùng phát.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

 

Viêm da cơ địa ở trẻ em là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở những trẻ có tiền sử người thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm xoang dị ứng, mề đay….

Trẻ sơ sinh bị viêm da đầu

Viêm da đầu ở trẻ

Viêm da dầu: (viêm da tiết bã nhờn) cũng là một bệnh da mãn tính, do tác dụng từ androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động cả tuyến nhờn) từ mẹ truyền qua rau thai vì thế rất nhiều trẻ mắc bệnh.

Bệnh viêm da thể tạng ở bé sơ sinh( chàm)

Chàm da ở trẻ

là một bệnh da mãn tính, gây ngứa, bùng phát theo đợt. Đây là một bệnh lý phức tạp có nhiều tác nhân tham gia, gây nên hai sự bất thường:

Khiếm khuyết ở hàng rào da (do thiếu filaggrin), làm cho da trở nên khô và nhạy cảm một cách bất bình thường đối với mọi loại kích ứng.

Khuynh hướng nhạy cảm với các dị ứng nguyên IgE, gây ra phản ứng miễn dịch quá mức.

Nguyên nhân em bé sơ sinh bị viêm da nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh

  • Mẹ có biết cấu tạo da của trẻ sơ sinh cực kỳ non yếu, theo đó cơ chế bảo vệ da bé yếu gấp 5 lần so với người lớn? Chính vì vậy, khi có vi khuẩn tấn công, bệnh viêm da rất dễ xuất hiện.
  • Trong đó, vùng da ở chỗ quấn tã như mông, bẹn, bộ phận sinh dục là “nạn nhân” thường xuyên của chứng bệnh này.
  • Khi quấn tã quá lâu, nhất là khi bé đã ị hoặc tè nhưng mẹ không hay biết, các enzyme độc hại từ phân và nước tiểu xâm nhập vào da trẻ, gây viêm da, hay còn gọi là hăm tã.
  • Ngoài ra, chất liệu tã thô ráp, gât tổn thương da bé cũng là thủ phạm dẫn đường cho chứng viêm da ở trẻ sơ sinh.
  • Làn da bị tổn thương lâu ngày sẽ phần nào ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn hằng ngày của trẻ. Do đó, mẹ đừng nên lơ là trong khâu chăm sóc da cho bé, đặc biệt là vùng da quấn tã.

Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh.

Tùy theo từng loại viêm da ở trẻ sơ sinh mà có các biểu hiện khác nhau.

  • Cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.
  • Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
  • Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.

Trong trường hợp không được chữa trị tốt có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, có mủ, đau rát, lở loét ở bất cứ vị trí da trên cơ thể nếu bị tổn thương.

Bệnh viêm da nếu không chữa sớm rất có thể chúng không tự khỏi mà để lại những di chứng nặng nề do các vết viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh.

Khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục. Bé bị viêm da sẽ có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau

Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh

  • Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm da thì bạn cần phải đưa bé tới cơ sở ý tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và chấn đoán chính xác về loại viêm da, tình trạng, cũng như hướng dẫn sử dụng các loại thuốc và chăm sóc trẻ tốt nhất.
  • Không để tính trạng tổn thương của bé quá nặng mới cho trẻ đi khám vì có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh về da cho trẻ vì chúng có thể gây di ứng, bệnh nặng và khí điều chị cho con.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ khi đã thăm khám, không tự ý tăng giảm liều lượng, đổi thuốc hoặc ngưng thuốc.

Biến chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

  • Thông thường, dấu hiệu của bệnh viêm da sẽ là đỏ da ở vùng quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm mùi hôi, khó chịu.
  • Vùng da xung quanh hậu môn có thể có màu đỏ nhạt, càng dần càng loét đỏ, chảy máu, chảy mủ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
  • Bên cạnh sự khó chịu trên, bệnh còn ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ thường hay quấy khóc, giật mình trong lúc ngủ, ngủ không thẳng giấc.
  • Về lâu về dài, trẻ trở nên cáu gắt, giảm sút sức khỏe, chiều cao cân nặng chậm tăng.

Phòng chống viêm da ở trẻ sơ sinh

  • Mẹ nên làm sạch da trẻ hằng ngày bằng các sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng.
  • Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần, nhất là không để trẻ mặc bỉm có phân hoặc nhiều nước tiểu quá lâu. Lưu ý lau khô vùng bẹn, mông sau khi bé đại tiện, tiểu tiện.
  • Khâu chọn bỉm, tã cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại có chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại, kích cỡ phù hợp.
  • Trước khi quấn tã cho bé, mẹ có thể bôi thuốc mỡ để bảo vệ vùng da nhạy cảm phải tiếp xúc lâu với tã. Theo đó, thuốc mỡ mẹ chọn nên là loại lành tính, không chứa chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, cung cấp đủ các dưỡng chất giàu dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, các chất xúc tác từ môi trường bên ngoài.
  • Lựa chọn các chất liệu vải quần áo thô, mát, mỏng nhẹ, không nên cho trẻ mặc những loại quần áo chứa nhiều chất tạo màu công nghiệp.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho các bà mẹ có trẻ mắc viêm da . Bệnh viêm da  ở trẻ là căn bệnh không gây lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng không vì thế mà các mẹ chủ quan để dẫn đến những tác hại khó lường. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh da cần khám bác sỹ chuyên khoa da liễu.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Mọi chi tiết tư vấn khám chữa bệnh vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU

BS Chuyên khoa II – Phạm Ngọc Cường: Nguyên giám đốc Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

Địa chỉ: 280 Nguyễn Trãi , Phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Hotline: 0903 466 305 - Email: phamngoccuongdl@gmail.com

Tin khác

Khách hàng trước và sau khi điều trị

FACEBOOK


LIÊN HỆ


PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU

BS Chuyên khoa II – Phạm Ngọc Cường: Nguyên giám đốc Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

Địa chỉ: 280 Nguyễn Trãi , Phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Hotline: 0903 466 305 - Email: phamngoccuongdl@gmail.com

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 Dalieuthanhoa.com. All Rights Reserved