Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí
Bác sĩ Cường: 0903 466 305 (BS Chuyên khoa 2, Thầy thuốc ưu tú)
Địa chỉ: 280 Nguyên Trãi - Phường Tân Sơn - Thành phố Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )
Vảy nến vốn là bệnh da liễu. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi, nhiều trường hợp khó chẩn đoán.
Ở một người bình thường luôn diễn ra quá trình tế bào da cũ chết đi, bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Còn ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này lại diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da cũ và mới dồn lại tạo thành những mảng dày, có vảy trắng. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở lứa tuổi từ 15 - 23 tuổi hoặc ở muộn hơn từ 50 tuổi trở lên. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều mức độ song ở mức độ nào nó đều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh vảy nến ở lưng
Biểu hiện của bệnh vẩy nến thông thường
-
Thương tổn da: điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng thay đổi, kích thước khác nhau, ranh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục, hoặc hình nhiều vòng cung, ấn kính mất màu, sờ mềm, không thâm nhiễm, không đau.
-
Vị trí thương tổn thường ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo. Thương tổn có khuynh hướng đối xứng. Đặc điểm của vảy da là khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dầy không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần, thường để lại vùng ngoại vi.
-
Ở móng bệnh nhân vảy nến thường có các biểu hiện móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Nặng hơn có trường hợp móng dày, dễ mủn thậm chí mất cả móng.
-
Ở khớp biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn... Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Vảy nển xuất hiện ở tay
Khi đã điều trị ổn định bệnh vẩy nến để tránh tái phát cần lưu ý:
-
Tránh căng thẳng thần kinh và các Stress
-
Giữ cho da không bị tổn thương nhất là rách da ( vì da bị rách ở đâu vẩy nến sẽ mọc ở đó )
-
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, nếu bị bệnh khác sức khỏe kém đi thì bệnh vẩy nến nặng lên hoặc bùng phát
-
Chế độ sinh hoạt điều độ tránh chất kích thích : Rượu , bia, cà phê, vệ sinh cơ thể tốt , ăn các loại thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm... cũng là cách giúp cơ thể tránh được các loại bệnh bao gồm vảy nến.
Vảy nến là một bệnh da liễu không lây nhiễm. Tuy bệnh có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ do một vùng da tróc vẩy sưng trên diện rộng nhưng không có lý do gì người bị vẩy nến bị kỳ thị hay xa lánh.
Đây là một bệnh cần được điều trị lâu dài. Bạn cần kiên trì cũng như kiêng cữ để phòng ngừa những đợt bệnh bùng phát. Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị và theo dõi bệnh.