Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí
Bác sĩ Cường: 0903 466 305 (BS Chuyên khoa 2, Thầy thuốc ưu tú)
Địa chỉ: 280 Nguyên Trãi - Phường Tân Sơn - Thành phố Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )
I - Có hai loại tuyến bã nang lông
-
Tuyến bã nang lông dài nằm ở da đầu , râu, lông nách, lông mu, tuyến bã những nơi này không phát triển
-
Tuyến bã lông tơ nằm ở khắp nơi trên cơ thể ( trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân không có tuyến bã)
Tuyến bã nang lông tơ có kích thước nhỏ hơn tuyến bã nang lông dài nhưng lại hoạt động mạnh hơn, bài tiết chất bã nhiều hơn, số lượng tuyến bã trên các vùng da khác nhau thì khác nhau, tùy vị trí da mà có từ 100 - 800 tuyến bã/ cm2da , vùng da mỡ là vùng da tập trung nhiều tuyến bã gấp 4 lần nơi khác đó là da mặt, da ngực, da lưng do đó ta hay gặp bệnh trứng cá ở mặt, ngực và lưng.
II - Có 3 nguyên nhân chính sinh ra bệnh trứng cá là:
1. Tăng tiết bã nhờn của tuyến bã

Sự tăng tiết bã nhờn
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như Hormon, thần kinh căng thẳng, thức khuya, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền. Một số bệnh khác liên quan đến sự xáo trộn quá trình tiết bã nhờn: Viêm da tiết bã, viêm nang lông…
2. Dầy sừng cổ nang lông
Là hiện tượng tăng sừng ở lớp ngoài cùng của da làm cho lớp sừng quang cổ nang lông dầy lên hẹp lại và bị vít tắc cổ nang lông nên chất bã không đổ được lên da mà chất bã ứ đọng lại tạo thành nhân trứng cá.

Sự tăng sừng
Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ở gần bề mặt da.
3. Vai trò của vi khuẩn Propionebacterium acnes ( P.acnes)
P.acnes là vi khuẩn cư trú trong nang lông tuyến bã, các vi khuẩn này có khả năng phân hủy chất béo có trong chất bã giải phóng acid béo tự do gây viêm

Vi khuẩn cư trú trong nang lông tuyến bã

Sự viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Một số trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận tạo thành mủ.
Khi tình trạng viêm nhiễm nặng lan sâu xuống da thì những mụn mủ này khi khỏi sẽ để lại sẹo ( có thể là sẹo lõm hoặc sẹo lồi ) do đó để tránh bị sẹo trong trứng cá thì phải điều trị sớm.
Ngoài ba nguyên nhân chính như trên còn một số yếu tố khác liên quan đến bệnh trứng cá như Stress, hoc môn sinh dục ( làm tăng tiết bã nhờn ) khí hậu, mỹ phẩm , thuốc bôi và uống có Cocticoid, ăn quá nhiều đường sữa….
III - Triệu chứng lâm sàng
-
Trứng cá có tổn thương không viêm ; có các nốt đầu đen ( còn gọi là mụn đầu đen ) nổi cao hơn mặt da và có thể thoát ra ngoài ( màu đen do chất sừng Keratin bị oxy hóa tạo nên )
-
Trứng cá có tổn thương viêm : sẽ có các loại tổn thương như mụn mủ, sẩn mủ, cục, áp xe kèm theo dát đỏ, dát thâm, sẹo….
IV - Điều trị và cách phòng tránh
Trực tiếp khám và điều trị mụn trứng cá là bác sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú, nguyên giám đốc bệnh viện Da Liễu Thanh Hóa: Pham Ngọc Cường.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân, từng thể bệnh cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Chính vì vậy, để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám cẩn thận và hướng dẫn phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc da.
Nguyên tắc điều trị giải quyết ba vấn đề:
-
Giảm tiết bã nhờn
-
Chống sừng hóa vít tắc cổ nang lông, tuyến bã
-
Chống vi khuẩn P.acnes
Thuốc uống , bôi đều nhằm giải quyết các vấn đề trên, tuy nhiên tùy trường hợp và giai đoạn của bệnh mà bác sỹ sử dụng kết hợp thuốc khác nhau, bệnh nhân cần phải kiên trì điều trị đủ liều, đủ thời gian và sử dụng các biện pháp chăm sóc da hợp lý do bác sỹ tư vấn cho người bệnh.
Điều trị mụn cần nhiều thời gian và đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, thầy thuốc có đủ kiến thức và nhiều kinh nghiệm . Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ ( dát thâm, sẹo rỗ, sẹo lồi mụn mủ… ) và mất tự tin.
Hiện nay có rất nhiều thuốc uống , thuốc bôi, mỹ phẩm có tác dụng tham gia trong quá trình điều trị trứng cá nhưng một loại sản phẩm trên chỉ có tác dụng trong một khâu của quá trình sinh bệnh trứng cá do đó khi bị bệnh thì bạn nên đi khám và điều trị tại các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm để kết hợp các loại sản phẩm đó một cách chính sác, khoa học để có hiệu quả nhất đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ. Tùy theo cơ địa và mức độ mụn mà bác sĩ kê đơn thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, mụn không thể hết trong một vài ngày, cho nên bạn cần kiên nhẫn theo suốt liệu trình điều trị để có kết quả tốt nhất.
Các khách hàng trước và sau điều trị mụn trứng cá tại phòng khám 280 Nguyễn Trãi, Tân Sơn, TP Thanh Hóa

Phan Huyền Nga - 14 tuổi - Phường Ngọc Trạo - TP Thanh Hóa


Các khách hàng nam "lột xác" hoàn toàn sau liệu trình trị mụn trứng cá


Các bạn nữ tự tin sau liệu trình trị mụn thành công tại phòng khám