0903 466 305

Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da khi trực tiếp tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là hóa chất, mỹ phẩm hoặc các loại độc tố của côn trùng. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người. Theo thống kê, 1.5% – 5.4% dân số thế giới mắc bệnh này.
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí
Bác sĩ Cường: 0903 466 305 (BS Chuyên khoa 2, Thầy thuốc ưu tú)
Địa chỉ: 280 Nguyên Trãi - Phường Tân Sơn - Thành phố Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân thường gặp gây nên viêm da tiếp xúc

 

Các chất/vật thường gây nên bệnh bao gồm tác động trực tiếp lên da hoặc gián tiếp từ bên trong cơ thể:

  • Côn trùng: nọc độc từ kiến ba khoang, rết, ong….
  • Phấn hoa (đây được xác nhận là nguyên nhân hàng đầu gây viêm da)
  • Quần áo, giày dép bẩn.
  • Cao su và các chế phẩm từ cao su( gang tay… )
  • Kim loại, đặc biệt là niken ( khóa của dây lưng, dây đồng hồ ... )
  • Các loại mỹ phẩm, nước hoa
  • Các chất khác (tùy vào cơ địa mỗi người).
  • Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, thuốc khử trùng, thuốc kháng sinh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính là dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nước, sẩn, trường hợp phản ứng mạnh có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết.

Cơ năng có ngứa

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn. Khi tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Lưu ý: Người bệnh nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng

Cơ năng có ngứa

Cơ năng có ngứa

Cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, điều trị viêm da tiếp xúc sẽ là sự kết hợp của việc dùng thuốc, chăm sóc da.

Với việc sử dụng thuốc và chăm sóc da, người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp với Bác sỹ để xác định tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị và biện pháp chăm sóc da phù hợp, thực hiện theo nguyên tắc điều trị bệnh dị ứng:

  • Điều trị triệu chứng gồm: sát trùng, chống viêm, giảm đau, giảm ngứa.
  • Điều trị nguyên nhân: loại bỏ bằng được dị nguyên gây bệnh

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiếp xúc?

  • Thường xuyên giữ ẩm cho da
  • Không để vùng da đang tổn thương bị trầy xước như gãi, chà xát,…
  • Sử dụng ít các hóa chất và các mỹ phẩm nhiều hương liệu để hạn chế chất dị ứng lưu lại trên da
  • Bảo vệ vùng da tổn thương bằng gạc mỏng, tránh để tiếp xúc với bụi bẩn
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ  để được có giải đáp tốt nhất.

Mọi chi tiết tư vấn khám chữa bệnh vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU

BS Chuyên khoa II – Phạm Ngọc Cường: Nguyên giám đốc Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

Địa chỉ: 280 Nguyễn Trãi , Phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Hotline: 0903 466 305 - Email: phamngoccuongdl@gmail.com

Tin khác

Khách hàng trước và sau khi điều trị

FACEBOOK


LIÊN HỆ


PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU

BS Chuyên khoa II – Phạm Ngọc Cường: Nguyên giám đốc Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa

Địa chỉ: 280 Nguyễn Trãi , Phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa ( cạnh chợ Tây Thành )

Hotline: 0903 466 305 - Email: phamngoccuongdl@gmail.com

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 Dalieuthanhoa.com. All Rights Reserved